0988 171 753 - 0979502738 - 0398834848 - 0966494582 - 0988717909
 Tòa D5A Trần Thái Tông, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
 info@ctchem.com.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT C&T

Chuyên phân phối các sản phẩm hóa chất công nghiệp uy tín, chất lượng

Hướng dẫn chi tiết phân loại và ghi nhãn hóa chất theo GHS

21/01/2021

1. Căn cứ điều lệnh pháp lý

Nội dung bài căn cứ vào các điều lệnh được quy định chặt chẽ của nhà nước:

– Luật Hóa chất 2007

– Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ.

– Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương.

– Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa.

2. Phân loại hóa chất theo GHS

Việc phân loại hóa chất phải tuân thủ theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS. Điều này được quy định rõ theo nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017, điều số 23. 

Hóa chất được phân loại thành 3 nhóm:

– Nhóm hóa chất nguy hại vật chất: Nhóm này có đặc điểm dễ cháy, dễ nổ, có tính oxi hóa mạnh, ăn mòn nhanh.

– Nhóm hóa chất nguy hại sức khỏe: Nhóm này có đặc tính nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Nó bao gồm độc cấp tính, gây kích ứng với con người, gây đột biến gen, độc tính sinh sản và nguy hại đến hô hấp.

– Nhóm hóa chất nguy hại môi trường: Nhóm này thường rất nguy hại cấp tính, mãn tính đối với môi trường thủy sinh.

Chi tiết tham khảo tại: Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017, phụ mục 7.

3. Hướng dẫn ghi nhãn hóa chất đúng quy định

3.1. Nội dung ghi nhãn hóa chất

Việc ghi nhãn được nhà nước quy định nghiêm ngặt. Nó thể hiện các nội dung cơ bản và cần thiết về loại hóa chất đó.

Việc ghi nhãn bao gồm các nội dung sau:

– Tên hóa chất;

– Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);

– Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);

– Biện pháp phòng ngừa (nếu có);

– Định lượng;

– Thành phần hoặc thành phần định lượng;

– Ngày sản xuất;

– Hạn sử dụng (nếu có);

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất;

– Xuất xứ hóa chất;

– Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

3.2. Các lưu ý khi ghi nhãn hóa chất

– Nhãn đối với một hợp chất phải thể hiện được các nhận dạng hóa học của hợp chất đó.

– Trường hợp nhãn không đủ để thể hiện tất cả các nội dung trên thì bắt bắt buộc phải có các nội dung: Tên hóa chất; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất; Xuất xứ hóa chất. Các nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm hóa chất và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

– Vị trí ghi nhãn phải dễ dàng nhận biết. Nó phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Việc phân loại và ghi nhãn hóa chất và vô cùng quan trọng. Điều này yêu cần cần sự chính xác và tỉ mỉ. Bạn cần tìm hiểu thêm về các loại nhãn hoặc muốn mua hóa chất, hãy liên hệ ngay qua hotline để được giải đáp,tư vấn nhiệt tình.